Lời nói và ngôn ngữ là một phần thiết yếu trong sự phát triển của bất kỳ đứa trẻ nào. Sự phát triển ngôn ngữ tác động đến các tương tác xã hội, hành vi và kỹ năng học tập của con bạn. Vậy dựa trên những tín hiệu gì để nhận biết trẻ chậm nói?

Làm thế nào để biết trẻ có chậm nói không?
Ngay từ những ngày đầu đời, trẻ sơ sinh thích tạo ra âm thanh của riêng mình. Khi lớn hơn, những âm thanh mà trẻ nghe thấy, chúng sẽ bắt chước được. Dưới đây là cột mốc chứng tỏ sự phát triển bình thường của ngôn ngữ và lời nói:
- Mới sinh: Tiếng kêu, tiếng khóc, la hét, biểu cảm khuôn mặt, khua tay múa chân,…
- 2 – 3 tháng tuổi: Những lời kêu gọi đáp lại bạn, những nụ cười khúc khích
- 6 tháng tuổi: Bập bẹ, quay đầu và những âm thanh mới
- 8 tháng tuổi: Đáp lại tên, tự vỗ về mình trong gương
- 10 tháng tuổi: Kêu lên để thu hút sự chú ý, nói một âm nhiều lần
- 12 tháng tuổi: Nói 1 – 2 từ, phản ứng khi được gọi tên, bắt chước được những âm thanh quen thuộc, chỉ vào các đối tượng
- 12 – 17 tháng tuổi: Hiểu các chỉ dẫn cơ bản, bắt chước các từ quen thuộc, hiểu được từ “không”, sử dụng được từ ‘mama” và một số từ đơn giản khác
- 18 tháng tuổi: Sử dụng được 10 – 2o từ, bao gồm kể tên. Bắt đầu tiết kết hợp 2 từ thành cụm từ đơn giản. Biết sử dụng các từ để thể hiện mong muốn, chẳng hạn như là “bế”, “thêm nữa”,… Biết các bộ phận trên cơ thể
- 2 tuổi: Nói câu 2 – 3 từ, vốn từ trên 50. Biết đặt câu hỏi, chẳng hạn như “cái gì đây”. Đặt tên cho hình ảnh trong sách

- 2,5 tuổi: Biết sử dụng đại từ nhân xưng, kết hợp danh từ và động từ. Vốn từ khoảng 450, sử dụng được các câu ngắn, biết so sánh kích thước (cái gì lớn, cái nào bé)
- 3 tuổi: Có thể một câu chuyện, độ dài câu 3 – 4 từ. Vốn từ vựng khoảng 1000 từ, biết họ, tên đường, một số bài hát thiếu nhi và hát được
- 4 tuổi: Nói được câu dài 4 – 5 từ. Biết sử dụng thì quá khứ. Nhận biết được màu sắc, hình dạng. Biết đặt câu hỏi tại sao?, ai?
Nếu con bạn không đạt được những mốc quan trọng này, hãy nói chuyện với bác sĩ nhi khoa của bạn. Bước đầu tiên là kiểm tra thính lực của con bạn. Ngay cả khi chúng có vẻ như chỉ nghe thấy tốt. Bởi trẻ em là những chuyên gia trong việc thu thập các dấu hiệu thị giác. Hoặc xác định xem trẻ có bị rối loạn ngôn ngữ diễn đạt hoặc nguyên nhân cơ bản khác gây chậm nói nào khác.
Điều quan trọng là phải phát hiện sớm tình trạng mất thính lực để bắt đầu điều trị càng sớm càng tốt.
Mẹo phát triển ngôn ngữ cho trẻ
- Bắt đầu nói chuyện với con bạn khi mới sinh
- Cười vui, phản hồi lại tiếng bi bô và tiếng o oe của bé
- Cùng bé chơi trò ú òa
- Nói nhiều với con bạn. Nói về những gì bạn đang làm
- Hát cho con bạn nghe. Học những bài hát mới, phù hợp với lứa tuổi, câu từ đơn giản
- Giao tiếp bằng cử chỉ kèm lời nói
- Mở rộng những gì con bạn nói. Chẳng hạn nếu con nói “sữa”, bạn có thể nói “con muốn sữa à?”
- Tập trung, lắng nghe con bạn khi nói chuyện
- Khuyến khích trẻ kể chuyện và chia sẻ thông tin
- Đừng chỉ trích những lỗi ngữ pháp. Thay vào đó, nói cho trẻ câu đúng ngay sau khi trẻ nói
- Làm những hành động thú vị để thu hút sự quan tâm của bé khi trò chuyện
- Thực hiện theo chỉ dẫn lời nói của trẻ
- Cho con bạn chơi với những đứa trẻ có ngôn ngữ tốt hơn
Trên đây là dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói và một số mẹo nói chuyện với trẻ nhỏ. Mong rằng những thông tin này sẽ trở lên hữu ích với bạn.
>>> Thông tin chậm nói toàn bộ có tại: https://fitobimbi.vn/cac-benh-thuong-gap/cham-noi/